Mãn Châu quốc Hoàng hậu Uyển_Dung

Với hy vọng khôi phục lại Hoàng triều Mãn Thanh, Phổ Nghi chấp nhận đề nghị từ Đế quốc Nhật Bản đứng đầu quốc gia bù nhìn mới Mãn Châu Quốc và chuyển đến Trường Xuân, Cát Lâm dưới sự hỗ trợ của đế quốc Nhật Bản.

Trong thời gian đó, Kawashima Yoshiko đã thông qua Uyển Dung để có cơ hội gặp Phổ Nghi, và điều này là một trong những chất xúc tác khiến Phổ Nghi đồng ý sự sắp đặt của Nhật Bản. Từ năm 1931, bà bí mật được họ đưa đến Tân Kinh (nay là thành phố Trường Xuân, Cát Lâm), sang năm 1932 thì từ Thiên Tân đi vòng Đại Liên xuống đến Lữ Thuận để đoàn tụ cùng Phổ Nghi. Ở Trường Xuân, Uyển Dung hết thảy đều phải nghe theo người Nhật Bản an bài, bà nhất cử nhất động đều đã chịu bí mật giám thị, thậm chí không thể một bước đi ra đại môn. Uyển Dung bất kham chịu đựng người Nhật Bản khinh nhục, quyết ý trốn đi.

Bộ trưởng ngoại giao Cố Duy Quân của chính phủ Trung Hoa dân quốc, từng ghi lại một chuyện như sau:

Hình ảnh Uyển Dung những năm 1930, khi đã là Hoàng hậu của Mãn Châu quốc.

我们在大连停留了一夜,发生一件有趣的事。我的一个随从人员过去在北京当过警察,是我的四个卫士之一。由于1925年的炸弹事件,他留了下来给我保镖。他是北京人,在北京认识很多人。当我在大连一家旅馆里吃午饭时,他进来说,一个从长春来的满洲国内务府的代表要见我,有机密消息相告。我起初犹豫,因为他说的名字我不熟悉。但是我的随从说,他在北京认识这个人,可否见见他。他告诉我,此人化装为古董商,以免日本人注意(也许他当过古董商)。我出去走到门廊里,我们停在转角处。此人告诉我,他是皇后(长春宣统皇帝的妻子)派来的。他说因为知道我去满洲,她要我帮助她从长春逃走;他说她觉得生活很悲惨,因为她在宫中受到日本侍女的包围(那里没有中国侍女)。她在那里一举一动都受到监视和告密。她知道皇帝不能逃走,如果她能逃走,她就可能帮他逃走。我为这故事所感动。但是我告诉他,我的处境不能替她做什么事,因为我在满洲是中国顾问的身份,没有任何有效方法来帮助她。虽然如此,我得到一个明确的概念,知道日本人都干了些什么,这个故事可以证实日本的意图。

.

Chúng tôi ở Đại Liên dừng lại một đêm, phát sinh một kiện thú vị. Một trong 4 vệ sĩ riêng của tôi, khi ở Bắc Kinh từng làm cảnh sát. Bởi vì sự kiện bom sát năm 1925, tôi giữ hắn lại làm bảo tiêu. Người vệ sĩ đó là người Bắc Kinh, ở Bắc Kinh quen biết rất nhiều người.

Khi tôi đang dùng cơm trưa tại một khách sạn ở Đại Liên, hắn tiến vào nói, một đại biểu Nội lực phủ của Mãn Châu quốc từ Trường Xuân tới muốn gặp tôi, có tin tức cơ mật muốn bẩm báo. Tôi mới đầu do dự, bởi vì hắn nói tên ra thì tôi không quen, nhưng gã tùy tùng của tôi nói hắn ở Bắc Kinh biết người này. Hắn nói cho tôi, người này hóa trang làm người buôn đồ cổ, để tránh sự chú ý của người Nhật Bản. Tôi đi ra ngoài, đi đến cửa hiên, chúng tôi ngừng ở chỗ rẽ. Người này nói, hắn là do Hoàng hậu (vợ của Trường Xuân Tuyên Thống hoàng đế) phái tới. Hắn nói bởi vì biết tôi đi Mãn Châu, (Hoàng hậu) muốn tôi trợ giúp đào tẩu khỏi Trường Xuân; hắn nói rằng bà Hoàng hậu khi đó sinh hoạt cực kì bi thảm, bởi vì bà ở trong cung đã bị các thị nữ người Nhật Bản vây quanh (nơi đó không có thị nữ Trung Quốc). Bà Hoàng hậu ở nơi đó nhất cử nhất động đều chịu giám thị cùng mật báo. Bà biết Hoàng đế không thể đào tẩu, nếu bà có thể đào tẩu, bà liền có khả năng giúp Hoàng đế đào tẩu theo.

Tôi vì chuyện xưa cảm động, nhưng là tôi nói cho hắn, tình cảnh của tôi không thể vì bà Hoàng làm chuyện gì khác hết, bởi vì tôi ở Mãn Châu là với thân phận Cố vấn của Trung Quốc, không có bất kì cách hữu hiệu nào để giúp bà Hoàng hậu. Tuy rằng như thế, tôi đã biết người Nhật Bản từng chút từng chút giám sát chuyện gì, câu chuyện này cũng cho thấy rõ ý đồ của người Nhật Bản.

— Câu chuyện kể của Cố Duy Quân

Sau khi không thuyết phục được Cố Duy Quân, Uyển Dung vẫn rất cố gắng viết thư, lập kế hoạch đào tẩu, tin chắc rằng nếu mình thành công thì sẽ có thể giúp được Phổ Nghi lánh nạn khỏi người Nhật, nhưng cuối cùng mọi nỗ lực của Uyển Dung không thành do người Nhật cũng tìm ra bằng chứng Uyển Dung đang âm mưu đào tẩu. Năm 1934, chính phủ Nhật Bản tuyên bố Phổ NghiHoàng đế đầu tiên của Mãn Châu Quốc và Uyển Dung một lần nữa được phong hậu, trở thành Hoàng hậu của Mãn Châu Quốc.

Trong thời gian này, Phổ Nghi hay có những chuyến công vụ ở Nhật Bản điều này khiến quan hệ vợ chồng vốn đã lạnh nhạt nay càng điều hiu. Uyển Dung cảm thấy cô đơn nên đã ngoại tình với hai phụ tá của Phổ Nghi là Lý Thể Ngọc (李體玉) và Kỳ Kế Trung (祁繼忠), sau đó có thai sinh ra một bé gái. Vì chuyện này mà người Nhật trách cứ nặng nề Phổ Nghi khi họ biết chuyện, và Phổ Nghi xả giận bằng cách ném con của bà vào lò lửa. Có nguồn tin khác nói rằng đứa bé chết vì bị ông sai người tiêm thuốc độc khi vừa ra đời.

Phổ Nghi nói dối hoàng hậu rằng đứa bé đã được nuôi bởi một vú em thuê bởi anh trai bà. Về sau, Uyển Dung biết chuyện kinh khủng xảy ra cho con mình nên thần trí điên loạn, sa vào con đường nghiện ngập. Bà trở nên mê tín, thường xuyên nói sảng, ăn uống một cách háu đói trong các bữa tiệc và xa lánh với mọi người[11]. Thấy vậy, Phổ Nghi đành cho người Nhật đưa bà đến một bệnh viện hẻo lánh.